CÁCH “GIẢM XÓC” CHO HR KHI ỨNG VIÊN TỪ CHỐI OFFER
Ngày đăng: 29/11/2022 - Lượt xem: 304
Sau khi đã dành nhiều thời gian trao đổi, phỏng vấn và thảo luận, bạn cuối cùng đã tìm được ứng viên phù hợp nhất cho vị trí tuyển dụng. Sau khi gửi offer letter đi với tâm trạng mong ngóng lời hồi đáp từ ứng viên, bạn ngã ngửa khi nhận lại được lời từ chối offer ở phút 90. Với bao nhiêu tâm huyết lựa chọn kỹ càng thì cảm giác buồn và hụt hẫng là không thể tránh khỏi. Vậy nên để vượt qua nỗi đau cũng như tránh tình trạng ứng viên “lật kèo” phút chót, sau đây là một số tips giúp HR “giảm xóc” trước tình trạng ứng viên từ chối offer!
Gọi điện trao đổi lại với ứng viên trước khi gửi OL
Trong cuộc gọi này, HR có thể chia sẻ một cách chi tiết và chính xác hơn về chế độ đãi ngộ, lương thưởng của công ty, và thường ứng viên cũng sẽ thành thật hơn về tình trạng tìm việc của bản thân: đang phỏng vấn chỗ khác, chờ offer letter công ty khác,... Thông qua thái độ và chia sẻ của ứng viên, HR sẽ biết được rằng ứng viên có còn “open” với job đó không và sẽ cân nhắc một lần nữa trước khi gửi OL
Chủ động gửi company profile/văn hóa doanh nghiệp kèm theo OL
Ứng viên khi apply vào 1 vị trí thường sẽ có sự tìm hiểu về doanh nghiệp thông qua thương hiệu tuyển dụng. Nếu công ty bạn chưa có một thương hiệu tuyển dụng mạnh, việc gửi kèm company profile hoặc thông tin, hình ảnh đặc sắc về văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp khắc sâu hình ảnh công ty bạn và nổi bật hơn với ứng viên.
Chuẩn bị sẵn các phương án dự phòng
Việc xây dựng nguồn ứng viên từ trước cũng sẽ giúp HR có nhiều phương án xoay sở khi có ứng viên từ chối vào phút chót. Điều này còn giúp HR chuẩn bị tâm lý và chủ động hơn trong việc tuyển chọn ứng viên.
NẾU ĐÃ LÀM HẾT CÁC TIPS TRÊN MÀ ỨNG VIÊN VẪN TỪ CHỐI…?
Trò chuyện để biết lý do và sửa đổi
Lý do khách quan có thể liệt kê như: offer khác tốt hơn, chỉ đang khảo sát thị trường và không có ý định chuyển việc,.. có thể sẽ giúp HR trao đổi thêm với lãnh đạo, quản lý để cân nhắc về chế độ đãi ngộ, tăng giảm mức lương thưởng sao cho hợp lý. Các lý do chủ quan thường đến từ những điều mà HR có thể quản lý được: chưa sát sao ứng viên trong quá trình tuyển dụng, chậm phản hồi, offer không rõ ràng,.. Việc tìm ra lý do cho sự từ chối của ứng viên, đặc biệt là những lý do chủ quan sẽ giúp HR đánh giá lại về quy trình tuyển dụng và làm giảm nguy cơ từ chối offer cho lần sau.
Tận dụng nguồn ứng viên từ trước
Việc liên hệ lại với những ứng viên bị từ chối trước đó là một điều không hiếm gặp. Tuy nhiên, để ứng viên nhận việc sau khi bị từ chối, trước đó HR cần giữ được liên lạc và xây dựng mối quan hệ tốt với ứng viên. Nhiều trường hợp HR chỉ làm theo đúng quy trình và không có sự kết nối, trao đổi thêm với ứng viên, chậm trễ trong thông báo kết quả khiến việc liên hệ lại ứng viên sau đó trở nên khó khăn hơn. Dành ra một vài phút để trao đổi sau buổi phỏng vấn, gọi điện hoặc hẹn gặp để trò chuyện về định hướng công việc với những ứng viên tiềm năng sẽ giúp ích cho HR trong việc liên hệ ứng viên sau này. Thậm chí có thể mời họ tham gia một số hoạt động tập thể của công ty mình để tạo điều kiện hoà nhập nhanh hơn khi ứng viên vào nhận việc.
Khi bị ứng viên từ chối, trên hết là bạn không nên để bản thân buồn rầu quá lâu mà cần lấy lại tinh thần một cách nhanh nhất và đề ra các phương pháp giải quyết để tránh tình trạng này cho lần sau.
Follow để đón đọc những bài viết sau về chủ đề này từ Hitsuji Consulting Vietnam ngay bạn nhé!
Để tìm hiểu thêm về chúng tôi, vui lòng liên hệ qua:
Email: phungo@hitsuji-vn.com
Phone: 0705 619 568
Facebook: https://www.facebook.com/HitsujiconsultingVietnam
LinkedIn: https://www.linkedin.com/company/hitsuji-consulting-vietnam/