Quản lý nhân sự trong giai đoạn dịch bệnh Covid 19

Ngày đăng: 13/01/2022 - Lượt xem: 478

Sức khỏe và an toàn của nhân viên nên được đặt lên hàng đầu trong giai đoạn đại dịch bùng phát. Dưới đây là những lời khuyên của chúng tôi có thể sẽ giúp Quý Khách hàng việc quản lý nhân sự vượt qua thời điểm khó khăn này.

1. Đảm bảo giao tiếp hiệu quả và thường xuyên

Đặt ra những mục tiêu về việc giao tiếp thường xuyên và cách thức truyền đạt, thông báo những thông tin quan trọng về tình hình kinh doanh.

Để đạt được những mục tiêu trên, ban lãnh đạo doanh nghiệp cần đảm bảo giữ vững tinh thần và minh bạch với nhân viên cùng những định hướng, kế hoạch và sự chuẩn bị kỹ càng.

2. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối

Hãy tạo ra một kênh giao tiếp thoải mái, không bị gián đoạn giữa các nhân viên làm việc tại nhà với những nhóm làm việc tại văn phòng hoặc đang đi công tác. Liên tục khích lệ mọi người nỗ lực hết mình cho công việc và xác định được những khó khăn mà nhân viên sẽ phải đối mặt trong giai đoạn này.

3. Áp dụng công nghệ

Đảm bảo nhân viên được trang bị các thiết bị và ứng dụng công nghệ cần thiết để hoàn thành tốt công việc tại nhà.

Hãy luôn tận dụng những tiến bộ công nghệ để kết nối, truyền đạt và truy cập thông tin kịp thời.

4. Khuyến khích chủ động giữ gìn sức khỏe

Giữ gìn sức khỏe trong thời điểm này là vô cùng quan trọng. Tìm ra phương pháp mới để nâng cao sức khỏe sẽ giúp củng cố sự bền bỉ ở mỗi cá nhân và việc hợp tác của các nhân viên.

Hãy đảm bảo mọi nhân viên của Quý vị có thể tìm kiếm được lời khuyên, trong công việc lẫn trong cuộc sống.

5. Ưu tiên giám sát khi cần thiết

Giãn cách xã hội và tự cách ly đồng nghĩa với việc mọi nhân viên phải tập làm quen với cách làm việc mới.

Các cấp quản lý cần thường xuyên liên lạc, trao đổi với nhân viên và luôn sẵn sàng hỗ trợ họ.

6. Ghi nhận sáng tạo và đổi mới

Quãng thời gian khó khăn có thể giúp doanh nghiệp khám phá ra tiềm năng chưa được khai phá.

Hãy khuyến khích mỗi nhân viên nắm bắt mọi ý tưởng, các cách tiếp cận và giải quyết vấn mới lạ để có thể vận dụng và phát triển sau này.

Lập kế hoạch nhân sự và các kế hoạch dự phòng

Bảo vệ lực lượng lao động

Hiểu các quyền lợi của nhân viên

  • Đảm bảo doanh nghiệp hiểu rõ nghĩa vụ pháp lý và các khoản hợp đồng, từ đó lường trước những tác động thực tế có thể xảy ra tới doanh nghiệp
  • Luôn cập nhật những thay đổi mới nhất của các chỉ thị do chính phủ ban hành. Hãy tìm đến lời khuyên của chuyên gia để ứng phó với khủng hoảng toàn cầu hiện nay
  • Duy trì hoạt động và mối quan hệ tích cực với nhân viên cũng như bảo vệ khả năng đứng vững trong thời gian dài sẽ là hành động giúp doanh nghiệp cân bằng trong tương lai gần

Lên kế hoạch nhân sự

Tiến hành thường xuyên đánh giá những tác động ảnh hưởng đến nhân sự​

  • Thường xuyên thu thập dữ liệu cần thiết về nhân sự, bao gồm nguồn lực sẵn có, mức độ sử dụng, những kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm cần thiết, cũng như khả năng tiếp cận các nguồn lực dự trữ khẩn cấp và các kế hoạch phát triển lãnh đạo khi xảy ra sự cố nghiêm trọng
  • Việc nắm bắt thông tin và cập nhật liên tục cho phép doanh nghiệp lập kế hoạch và ứng phó khi có sự thay đổi về nhu cầu kinh doanh
  • Luôn chuẩn bị cho việc nhanh chóng huy động các nguồn lực để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục

Tái cơ cấu lực lượng lao động

Hy vọng về những điều tốt đẹp nhất và chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra​

  • Khi lập kế hoạch xử lý khủng hoảng và phương án dự phòng, doanh nghiệp nên xem xét từng bước cho tình huống xấu nhất và quan tâm các chỉ số quan trọng như các cấp độ nhân sự, nhu cầu của khách hàng, dòng tiền… để có thể xác định giai đoạn hành động tiếp theo
  • Xem xét các biện pháp giải quyết tình hình tạm thời như cắt giảm nhân viên, giảm giờ làm việc, chỉ trả lương cho những nhân viên chủ chốt hoặc cho nhân viên nghỉ phép bắt buộc
  • Luôn tự cập nhật về những thay đổi trong chính sách của chính phủ như chế độ trả lương ốm đau theo luật định, chương trình duy trì việc làm và hãy tham khảo lời khuyên từ các chuyên gia khi cần thiết. Đừng né tránh những quyết định khó khăn như việc tái cơ cấu và giảm quy mô kinh doanh để tránh việc dư nguồn lực
  • Trong trường hợp doanh nghiệp không thể tự duy trì hoạt động kinh doanh, các lựa chọn trợ cấp doanh nghiệp hoặc các khoản vay là cần thiết

Lực lượng lao động nhạy bén

Lập kế hoạch - Thực hiện - Đánh giá - Lặp lại​

  • Môi trường làm việc đang thay đổi hàng ngày trên phạm vi toàn cầu, những gì phù hợp với ngày hôm nay có thể không phù hợp vào ngày mai
  • Duy trì sự nhạy bén là điều cần thiết để tồn tại, điều này đòi hỏi doanh nghiệp và các nhân viên phải liên tục nâng cao tầm hiểu biết, phản ứng với các áp lực bất ngờ từ ngoại cảnh và đưa ra những kế hoạch đột phá
  • Khả năng hợp tác và tầm nhìn của lãnh đạo là chìa khóa để hướng dẫn và mang lại phản ứng linh hoạt và nhanh nhạy
  • Việc đánh giá thường xuyên là cực kỳ quan trọng khi có sự thay đổi
Nguồn: RSM Global 

Bài viết liên quan

Zalo
Linkedin
Facebook