RESKILLING VÀ UPSKILLING: CHIẾN LƯỢC ĐÀO TẠO BỀN VỮNG CHO TƯƠNG LAI

Ngày đăng: 22/02/2023 - Lượt xem: 316

Khi nhu cầu về năng lực mới tăng nhanh, việc tái đào tạo (reskilling) và nâng cao kỹ năng (upskilling) có thể cho phép doanh nghiệp phát triển các kỹ năng cần thiết để duy trì tính cạnh tranh. Đến năm 2025, the Forum dự đoán có tới 85 triệu việc làm có thể bị thay thế do sự thay đổi trong phân công lao động giữa máy móc và con người. Đồng thời, 97 triệu công việc mới dự kiến ​​sẽ được tạo ra nhờ những tiến bộ trong công nghệ và quá trình chuyển đổi kỹ thuật số liên tục. Điều này nhấn mạnh nhu cầu cấp bách về tái đào tạo (reskilling) và nâng cao kỹ năng (upskilling) trong mọi công việc, phòng ban và công ty, và với sự thay đổi lớn sẽ diễn ra vào năm 2025.

Hãy cùng Hitsuji tìm hiểu sự khác biệt giữa reskilling và upskilling cũng như cách hai kỹ thuật này có thể giúp doanh nghiệp chuẩn bị tốt hơn cho sự thay đổi trong tương lai nhé! 

RESKILLING VÀ UPSKILLING LÀ GÌ?  
Theo từ điển Cambridge:
  • Reskilling (Tái đào tạo): là quá trình nhân viên được đào tạo bộ kỹ năng mới để thực hiện một công việc mới khác. 
  • Upskilling (Nâng cao kỹ năng): là quá trình nhân viên được đào tạo các kỹ năng bổ sung để được trang bị tốt hơn khi thực hiện công việc hiện tại của mình.

Tóm lại, đào tạo lại và nâng cao kỹ năng có thể cho phép các công ty phát triển các kỹ năng cần thiết để duy trì tính cạnh tranh. Cả hai đều giúp thu hẹp khoảng cách về kỹ năng hoặc tài năng trong công ty; tuy nhiên, có sự khác biệt rõ rệt giữa đào tạo lại và nâng cao kỹ năng. Những chiến lược này có thể giúp một công ty giữ chân nhân viên, thúc đẩy tinh thần của nhân viên và tạo cảm giác thân thuộc giữa các nhân viên. Họ cũng có thể tăng năng suất tại nơi làm việc.

Có 3 điểm khác biệt chính giữa Reskilling và Upskilling: 


Tuy có đến 2/3 doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của các chương trình phát triển nhân lực, nhưng họ vẫn còn khá dè dặt để tiến hành upskilling và reskilling do những hạn chế về ngân sách và khó tìm được phương pháp thích hợp. Nếu tình trạng này còn tiếp diễn, rất có khả năng doanh nghiệp sẽ không thể hoàn thành được những mục tiêu dài hạn đã đề ra bởi lực lượng lao động của công ty chưa được trang bị tất cả các kỹ năng cần thiết. Tuy nhiên, bằng cách áp dụng những công nghệ tiên tiến hiện nay vào chương trình reskilling và upskilling, những lo lắng trên của doanh nghiệp có thể được giải quyết hiệu quả, tiết kiệm chi phí cũng như giúp nâng cao trải nghiệm cho nhân viên.

 
“LỐI ĐI" NÀO DÀNH CHO DOANH NGHIỆP?
Chỉ trong vài năm tới, upskilling và reskilling sẽ ngày càng phát huy vai trò quan trọng. Chính vì thế, doanh nghiệp nên bắt đầu cải tiến lực lượng lao động ngay từ những việc sau:
  • Thiết lập các chương trình đào tạo cho đội ngũ nhân sự sẵn có của doanh nghiệp. 
  • Xây dựng một chương trình cố vấn nơi cựu nhân viên dày dặn kinh nghiệm có thể truyền dạy các kỹ năng cần thiết cho thế hệ tiếp theo.
  • Tập trung bồi dưỡng và phát triển đội ngũ nhân viên đa nhiệm, linh hoạt. Trong đó, luân chuyển nhân sự sẽ là một lựa chọn khôn ngoan để hiện thực hóa mục tiêu này.
  • Bổ sung các nhiệm vụ cộng thêm vào bản mô tả công việc thực tế để nhân viên có thể học hỏi các kỹ năng mới.
  • Thuê ngoài chuyên gia nhằm kịp thời lấp đầy những "lỗ hổng" kỹ năng mà doanh nghiệp đang đối mặt và tận dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao trải nghiệm của nhân viên. 
LỢI ÍCH CỦA HOẠT ĐỘNG UPSKILLING VÀ RESKILLING

“Bộ đôi” upskilling và reskilling có thể mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích không tưởng, có thể kể đến một vài ích lợi tiêu biểu như sau:
  • Giảm thiểu chi phí tuyển dụng
Upskilling và reskilling đều là những khoản đầu tư xứng đáng cho đội ngũ nhân sự nhằm nhanh chóng hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp. Điều này cũng sẽ giúp tối giản quy trình tuyển dụng, qua đó tiết kiệm thời gian và chi phí liên quan việc đào tạo nhân viên mới.
  • Giữ chân những nhân viên xuất sắc
Upskilling và reskilling cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể giữ chân được những nhân sự xuất sắc. Khi doanh nghiệp tạo chú trọng đến việc đào tạo, nâng cao năng lực cho nhân viên, tạo được “văn hóa học tập suốt đời”, nhân viên sẽ ghi nhận và gắn bó lâu dài hơn với doanh nghiệp, cũng như tạo được “tiếng lành đồn xa”, thu hút thêm được nhiều nhân tài mới. Đồng thời, việc reskill có thể khai phá những năng lực tiềm ẩn của nhân viên hiện tại mà doanh nghiệp chưa biết. 
  • Thu hút nhân tài
Không chỉ giúp giữ chân nhân tài, reskilling và upskilling còn mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận với thế hệ lao động tương lai - tài năng và sẵn sàng cống hiến. Bởi đối với những ứng viên có thực lực, việc tạo cơ hội phát triển và đóng góp tiếng nói cũng chính là cách doanh nghiệp thể hiện sự trân trọng với đội ngũ nhân sự. Và nhân viên sẽ có xu hướng gắn bó lâu dài với một doanh nghiệp luôn biết quan tâm và coi trọng vai trò của đội ngũ nhân sự hiện tại.

KẾT LUẬN
Việc chuyển đổi số vừa và thách thức, vừa cũng là động lực cho doanh nghiệp gia tăng sức cạnh tranh để dẫn đầu thị trường. Tái đào tạo và nâng cao năng lực (reskilling và upskilling) sẽ là nền tảng giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu kinh doanh dài hạn và phát triển bền vững trong tương lai.

Vậy là Hitsuji đã cùng bạn tìm hiểu về khái niệm Reskilling và Upskilling. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn thêm hiểu hơn về khái niệm và tầm quan trọng của hoạt động này đối với nhà tuyển dụng và doanh nghiệp. 

Để được cập nhật với các thông tin về công việc đang tuyển và chia sẻ hữu ích về nghề nghiệp, đừng quên đến với các bài viết của Hitsuji Consulting Vietnam nhé.


 
Tìm hiểu thêm về chúng tôi:
Email: recruitment@hitsuji-vn.com 
Phone: 024 7778 8968 
Facebook: https://www.facebook.com/HitsujiconsultingVietnam
LinkedIn: https://www.linkedin.com/company/hitsuji-consulting-vietnam/


 

Bài viết liên quan

Zalo
Linkedin
Facebook