TOP 5 KỸ NĂNG KHÔNG THỂ THIẾU ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN QC

Ngày đăng: 02/02/2023 - Lượt xem: 507

Ngày nay, để được lưu hành trên thị trường, các sản phẩm và dịch vụ đều phải trải qua các quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt. Điều này càng củng cố thêm cho vị trí quan trọng của nhân viên QC trong hệ thống vận hành và sản xuất. Vậy 5 kỹ năng quan trọng nhất cho nhân viên QC là gì? Cùng Hitsuji Consulting Vietnam tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây!

NHÂN VIÊN QC LÀ GÌ?
 

Khái niệm nhân viên QC

 

QC là viết tắt của Quality Control, nhiệm vụ chính của một nhân viên QC liên quan phần nhiều đến việc kiểm tra và giám sát chất lượng sản phẩm. Nhân viên QC sẽ trực tiếp kiểm tra và đánh giá sản phẩm trước khi đưa ra thị trường để có thể mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất. Nhân viên QC giúp doanh nghiệp tìm ra các sản phẩm bị lỗi sớm nhất trước khi được đưa ra thị trường, đảm bảo uy tín và hoạt động trơn tru cho doanh nghiệp.

 

Nhân viên QC quản lý những công việc nào?
 

Hiện nay nhân viên QC được chia thành 3 dạng gồm:

  • Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào
  • Nhân viên kiểm soát chất lượng của quy trình sản xuất
  • Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu ra

3 vị trí này sẽ theo dõi và làm việc xuyên suốt quá trình sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

 

Công việc chính của một nhân viên QC sẽ tập trung vào việc kiểm tra, phân loại và phát hiện sớm nhất các lỗi phát sinh. Sau khi phát hiện và phân tích lỗi sai, nhân viên QC sẽ làm việc với nhân viên QA (Quality Assurance) – bộ phận đảm bảo chất lượng cho sản phẩm để đề xuất hướng xử lý và sửa lỗi, đảm bảo chất lượng cho thành phẩm cuối cùng.

 

TOP 5 KỸ NĂNG KHÔNG THỂ THIẾU ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN QC
 

 

1. Kỹ năng giám sát chất lượng và tư duy logic

 

Trong các doanh nghiệp, nhân viên QC là người chịu trách nhiệm trực tiếp kiểm tra từng công đoạn của quy trình sản xuất: nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất, sản phẩm thành phẩm. Vì phải thường xuyên làm việc tại xưởng nên nếu có kỹ năng giám sát tốt, nhân viên QC mới có thể nhanh chóng phát hiện những sai sót, lỗi kỹ thuật trong quy trình được phân công đảm nhiệm, để có những phương án xử lý kịp thời. Nếu không có kỹ năng giám sát tốt, nhân viên QC sẽ dễ bỏ qua lỗi, có thể làm ảnh hưởng đến nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm. Trong trường hợp để hàng xuất đi sẽ làm tổn hại đến uy tín của doanh nghiệp.

 

Bên cạnh khả năng giám sát tốt thì tư duy logic sẽ giúp nhân viên QC không chỉ nhanh chóng phát hiện được vấn đề mà còn biết được cách để xử lý những lỗi sai đó theo hướng tối ưu về thời gian và sức lực. Những nhân viên QC chuyên nghiệp là những người phát huy rất tốt các khả năng này. Vì thời gian xử lý lỗi sai quá lâu chắc chắn sẽ kéo theo ảnh hưởng đến một dây chuyền hoạt động phía sau.

 

2. Kỹ năng quản lý

Về mặt chuyên môn, kỹ năng quản lý và điều hành chắc chắn không chỉ quan trọng với nhân viên QC mà còn với tất cả các ngành nghề khác. Với nhân viên QC – Quality Control, kỹ năng này thể hiện ở việc biết cách quản lý năng suất làm việc của công nhân, quản lý “thời gian chết” và các định mức, tiêu chuẩn sản phẩm trong quy trình sản xuất. Một nhân viên QC giỏi sẽ biết năng suất của mỗi chuyền công nhân ở mức nào; phân phối, điều động lao động sao cho đảm bảo được tiến độ, chất lượng sản phẩm… Khi có kỹ năng quản lý tốt, nhân viên QC sẽ luôn hoàn thành được khối lượng công việc được giao và vừa đảm bảo tính hiệu quả công việc.

 

3. Kỹ năng xử lý sự cố nhanh chóng

Trong quy trình sản xuất, thật khó để tránh không xảy ra bất kỳ sai sót, sự cố nào bởi có rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Với những trường hợp như: nguyên liệu, vật tư bị hỏng; quá trình sản xuất có lỗi kỹ thuật; sản phẩm thành phẩm không đạt yêu cầu hàng loạt… thì yêu cầu người nhân viên QC phải có kỹ năng xử lý vấn đề nhanh chóng.

 

Ngay khi phát hiện sai sót, nhân viên QC ngay lập lức phải tìm hiểu chính xác nguyên nhân của sự cố, báo cáo lên cấp trên, phối hợp đưa ra những giải pháp xử lý nhanh chóng, hiệu quả nhất và hạn chế thấp nhất những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp.

 

4. Kỹ năng sử dụng công nghệ

Đối với vị trí của một nhân viên QC, một trong 3 kỹ năng quan trọng nhất cho nhân viên QC đó là khả năng sử dụng công nghệ và các thiết bị có liên quan đến công việc một cách thuần thục. 

Một số kỹ năng công nghệ khá cơ bản mà một nhân viên viên QC cần phải có, bao gồm:

  • Kỹ năng làm việc với MS Office
  • Khả năng sử dụng máy ảnh kỹ thuật số
  • Làm quen với các thiết bị để đo kích thước

Nhân viên QC nên biết cách sử dụng MS Office vì các tài liệu liên quan đến kiểm tra thường được gửi dưới dạng tệp Word hoặc Excel. Đối với một số dịch vụ, người kiểm tra sản phẩm có thể cần nhập dữ liệu trong báo cáo của họ vào một mẫu do nhà nhập khẩu chỉ định, thường ở định dạng của MS Office.

 

Các nhân viên QC nói chung cũng cần biết cách sử dụng máy ảnh kỹ thuật số để họ có thể chụp ảnh nhân viên có liên quan và tải chúng lên báo cáo. Và các chuyên viên QC cần phải làm quen với việc thực hiện các phép đo, vì đây là yêu cầu cơ bản đối với hầu hết các sản phẩm được kiểm tra.

 

5. Kỹ năng giao tiếp thành thạo

Kỹ năng giao tiếp thành thạo, điêu luyện sẽ giúp nhân viên thuận lợi trong việc làm nhóm, lắng nghe các vấn đề trong các nhân viên dễ dàng hơn. Đồng thời, việc giao tiếp hiệu quả còn góp phần quan trọng đối với việc giải quyết những nhiệm vụ một cách nhanh chóng, thuận tiện và rút ngắn thời gian hơn so với việc làm một mình.

 

Bên cạnh đó, nhân viên QC cũng cần có kỹ năng ngoại ngữ tốt. Khi làm việc bạn sẽ phải hiểu được rất nhiều tài liệu nước ngoài liên quan đến sản phẩm, thường là tiếng Anh, chẳng hạn như thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, checklist,… Do đó thành thạo ngoại ngữ là điều bạn cần chú ý rèn luyện từ sớm. 

 

Hơn nữa, trước làn sóng đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp sản xuất vào nước ta, thì việc thành thạo ít nhất một ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật hoặc tiếng Hàn sẽ giúp bạn có thêm nhiều cơ hội việc làm tốt và cơ hội thăng tiến rộng mở.

 

KẾT LUẬN

 

Vậy là Hitsuji đã cùng bạn tìm hiểu 5 kỹ năng quan trọng nhất cho nhân viên QC. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quát về công việc và tầm quan trọng của QC trong chuỗi sản xuất và cung ứng. Nếu có hứng thú với các bài viết tương tự, hãy ghé qua Blog của Hitsuji Consulting Vietnam để cập nhật thêm nhiều nội dung bổ ích khác và ghé qua trang Danh sách việc làm để cập nhật các công việc đầy hấp dẫn nhé! 


Tìm hiểu thêm về chúng tôi:
Email: recruitment@hitsuji-vn.com 
Phone: 024 7778 8968 
Facebook: https://www.facebook.com/HitsujiconsultingVietnam
LinkedIn: https://www.linkedin.com/company/hitsuji-consulting-vietnam/ 

 

Bài viết liên quan

Zalo
Linkedin
Facebook