EMPLOYER BRANDING: 6 BƯỚC ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NHÀ TUYỂN DỤNG THÀNH CÔNG
Ngày đăng: 16/02/2023 - Lượt xem: 662
Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng (Employer Branding) là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của thu hút nhân tài. Với sự gia tăng của cuộc chiến tranh giành nhân sự giỏi, các nhà tuyển dụng bắt buộc phải đầu tư vào các chiến lược xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng của họ hơn bao giờ hết.
Trong bài viết này, Hitsuji sẽ giới thiệu một số cách để xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng thành công.
Xem thêm: Employer Branding là gì? Xu hướng mới thu hút nhân tài
Bước 1: Đánh giá thực trạng doanh nghiệp
Người xưa có câu “biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”, vì vậy để tạo dựng một employer branding mạnh mẽ, trước hết người làm nhân sự cần phải nhìn nhận lại hình ảnh hiện tại của doanh nghiệp, từ môi trường làm việc, năng lực lãnh đạo, văn hóa doanh nghiệp và cơ chế đãi ngộ…
Đây là thời điểm phải tận dụng cả nguồn trong và ngoài doanh nghiệp để đánh giá lại chính xác thương hiệu của nhà tuyển dụng một cách chính xác nhất.
Bước 2: Xác định định vị giá trị nhân viên (EVP)
Sau khi đã đánh giá xong thực trạng của doanh nghiệp, bước tiếp theo chúng ta cần thực hiện là xác định EVP.
EVP (Employee Value Propositions) là khái niệm cơ bản trong thương hiệu tuyển dụng, đó là các đặc trưng, lợi ích của doanh nghiệp nhằm khuyến khích ứng viên ứng tuyển hoặc tạo động lực gắn kết lâu dài cho nhân viên hiện tại. EVP là lợi thế cạnh tranh của thương hiệu tuyển dụng, giúp một nhà tuyển dụng trở nên nổi bật và khác biệt.
Dưới đây là 5 yếu tố chính của một mô hình EVP:
Khi xác định EVP, điều quan trọng là phải thực tế. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức có xu hướng đưa ra các đề xuất giá trị của họ nghe có vẻ rất hấp dẫn đối với nhân viên, trong khi thực tế lại không tốt như vậy. Kết quả là, tỷ lệ nghỉ việc ở những công ty đó khá cao.
Đây là lý do tại sao câu nói “Thương hiệu nhà tuyển dụng bắt đầu từ bên trong” rất phổ biến. Nếu bạn muốn thu hút nhân tài mới cho tổ chức của mình, điều kiện tiên quyết là làm cho công ty của bạn thật sự trở thành một nơi làm việc tốt hơn.
Bước 3. Đặt ra mục tiêu cho chiến lược thương hiệu tuyển dụng
Tiếp theo, hãy nghĩ xem bạn muốn đạt được điều gì với chiến lược Employer Branding của mình. Một số mục tiêu phổ biến bao gồm:
- Nhận được nhiều đơn xin việc hơn
- Có thêm nhiều ứng viên chất lượng cao
- Tăng mức độ tương tác trực tuyến
- Tăng mức độ tương tác của ứng viên
- Nâng cao nhận thức về thương hiệu của nhà tuyển dụng
- Tạo niềm tin với các ứng viên hiện tại
- Nhận được nhiều khách truy cập website tuyển dụng của công ty hơn
- Tăng tỷ lệ giới thiệu công việc
- Tăng tỷ lệ chấp nhận offer
Bước 4: Xây dựng chân dung ứng viên
Để làm cho các chiến dịch xây dựng thương hiệu của nhà tuyển dụng trở nên cá nhân hóa và hiệu quả hơn, điều quan trọng là phải xác định và hiểu rõ về ứng viên của mình. Nếu không biết ứng viên lý tưởng của mình là ai, bạn sẽ không thể gửi đúng thông điệp đến những ứng viên mà bạn muốn thu hút. Để xác định diện mạo ứng viên, cách tốt nhất là bắt đầu từ chính nhân viên của bạn và trả lời các câu hỏi như :
Để làm cho các chiến dịch xây dựng thương hiệu của nhà tuyển dụng trở nên cá nhân hóa và hiệu quả hơn, điều quan trọng là phải xác định và hiểu rõ về ứng viên của mình. Nếu không biết ứng viên lý tưởng của mình là ai, bạn sẽ không thể gửi đúng thông điệp đến những ứng viên mà bạn muốn thu hút. Để xác định diện mạo ứng viên, cách tốt nhất là bắt đầu từ chính nhân viên của bạn và trả lời các câu hỏi như :
- Họ thuộc thế hệ nào?
- Điều gì là quan trọng đối với họ khi nói đến sự nghiệp của họ? Đó có phải là tiền lương, tăng trưởng và phát triển, văn hóa công ty, các dự án thú vị, tính linh hoạt trong công việc, môi trường làm việc hay điều gì khác?
- Họ tìm kiếm cơ hội việc làm ở đâu?
- Loại nội dung nào về nhà tuyển dụng mà họ thấy có giá trị?
- Họ có dành thời gian trên mạng xã hội không?
Sau khi bạn có câu trả lời cho những câu hỏi này, việc xác định loại nội dung Employer Branding nào nên được tạo và nội dung đó sẽ được quảng bá qua các kênh nào sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Bước 5. Tối ưu hóa các kênh xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng của bạn
Có nhiều kênh khác nhau mà các tổ chức sử dụng để quảng bá thương hiệu nhà tuyển dụng và tiếp cận các ứng viên của họ.
Theo LinkedIn, ba kênh hàng đầu mà các tổ chức có kế hoạch mở rộng thương hiệu nhà tuyển dụng của họ là trang web của công ty (company websites): 69%, mạng lưới nghề nghiệp trực tuyến (online professional networks): 61%, mạng xã hội (social media): 47% .
Do đó, điều quan trọng là các tổ chức phải xác định và tối ưu hóa các kênh xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng mà ứng viên của họ sử dụng để nghiên cứu các nhà tuyển dụng tiềm năng trong tương lai.
Bước 6: Đo lường hiệu quả chiến lược Employer Branding
Tương tự như khi doanh nghiệp phải vận động liên tục để củng cố thương hiệu nói chung, bộ phận phụ trách Employer Branding cũng cần đo lường mức độ thành công của chiến lược Employer Branding của mình và linh hoạt thay đổi chiến lược giữ chân nhân tài của mình. Hãy liên tục kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh khi cần thiết.
Tuy nhiên, điều quan trọng là các tổ chức phải hiểu rằng nhân viên của họ là những đại sứ thương hiệu quan trọng nhất của nhà tuyển dụng . Theo Edelman Trust Barometer , tiếng nói của nhân viên đáng tin cậy hơn gấp 3 lần so với CEO khi nói về điều kiện làm việc trong công ty đó.
Hơn nữa, nhân viên được xếp hạng cao nhất với tư cách là nguồn tin tức và thông tin đáng tin cậy và có ảnh hưởng nhất của công ty — vượt xa Giám đốc điều hành công ty, người tiêu dùng tích cực và người phát ngôn của giới truyền thông. Chính vì vậy, việc nâng cao trải nghiệm nhân viên là điều quan trọng hơn cả và cũng là các đo lường hiệu quả chiến lược EB nhanh nhất có thể thấy.
KẾT LUẬN
Xây dựng thương hiệu tuyển dụng là điều cần thiết với mọi doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tìm kiếm, thu hút và tuyển dụng những ứng viên tiềm năng, chất lượng và phù hợp nhất. Thương hiệu tuyển dụng vững mạnh còn tăng tỷ lệ giữ chân nhân tài.
Vậy là Hitsuji đã cùng bạn tìm hiểu về những thông tin cơ bản nhất về việc xây dựng chiến lược Employer Branding. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn thêm hiểu hơn về khái niệm và tầm quan trọng của hoạt động này đối với nhà tuyển dụng và doanh nghiệp. Để được cập nhật với các thông tin về công việc đang tuyển và chia sẻ hữu ích về nghề nghiệp, đừng quên đến với các bài viết của Hitsuji Consulting Vietnam nhé.
Bước 5. Tối ưu hóa các kênh xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng của bạn
Có nhiều kênh khác nhau mà các tổ chức sử dụng để quảng bá thương hiệu nhà tuyển dụng và tiếp cận các ứng viên của họ.
Theo LinkedIn, ba kênh hàng đầu mà các tổ chức có kế hoạch mở rộng thương hiệu nhà tuyển dụng của họ là trang web của công ty (company websites): 69%, mạng lưới nghề nghiệp trực tuyến (online professional networks): 61%, mạng xã hội (social media): 47% .
Do đó, điều quan trọng là các tổ chức phải xác định và tối ưu hóa các kênh xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng mà ứng viên của họ sử dụng để nghiên cứu các nhà tuyển dụng tiềm năng trong tương lai.
Bước 6: Đo lường hiệu quả chiến lược Employer Branding
Tương tự như khi doanh nghiệp phải vận động liên tục để củng cố thương hiệu nói chung, bộ phận phụ trách Employer Branding cũng cần đo lường mức độ thành công của chiến lược Employer Branding của mình và linh hoạt thay đổi chiến lược giữ chân nhân tài của mình. Hãy liên tục kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh khi cần thiết.
Tuy nhiên, điều quan trọng là các tổ chức phải hiểu rằng nhân viên của họ là những đại sứ thương hiệu quan trọng nhất của nhà tuyển dụng . Theo Edelman Trust Barometer , tiếng nói của nhân viên đáng tin cậy hơn gấp 3 lần so với CEO khi nói về điều kiện làm việc trong công ty đó.
Hơn nữa, nhân viên được xếp hạng cao nhất với tư cách là nguồn tin tức và thông tin đáng tin cậy và có ảnh hưởng nhất của công ty — vượt xa Giám đốc điều hành công ty, người tiêu dùng tích cực và người phát ngôn của giới truyền thông. Chính vì vậy, việc nâng cao trải nghiệm nhân viên là điều quan trọng hơn cả và cũng là các đo lường hiệu quả chiến lược EB nhanh nhất có thể thấy.
KẾT LUẬN
Xây dựng thương hiệu tuyển dụng là điều cần thiết với mọi doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tìm kiếm, thu hút và tuyển dụng những ứng viên tiềm năng, chất lượng và phù hợp nhất. Thương hiệu tuyển dụng vững mạnh còn tăng tỷ lệ giữ chân nhân tài.
Vậy là Hitsuji đã cùng bạn tìm hiểu về những thông tin cơ bản nhất về việc xây dựng chiến lược Employer Branding. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn thêm hiểu hơn về khái niệm và tầm quan trọng của hoạt động này đối với nhà tuyển dụng và doanh nghiệp. Để được cập nhật với các thông tin về công việc đang tuyển và chia sẻ hữu ích về nghề nghiệp, đừng quên đến với các bài viết của Hitsuji Consulting Vietnam nhé.
Tìm hiểu thêm về chúng tôi:
Email: recruitment@hitsuji-vn.com
Phone: 024 7778 8968
Facebook: https://www.facebook.com/HitsujiconsultingVietnam
LinkedIn: https://www.linkedin.com/company/hitsuji-consulting-vietnam/
Email: recruitment@hitsuji-vn.com
Phone: 024 7778 8968
Facebook: https://www.facebook.com/HitsujiconsultingVietnam
LinkedIn: https://www.linkedin.com/company/hitsuji-consulting-vietnam/